K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2018

Xen canh

19 tháng 12 2021

 

Kỹ thuật canh tác ( hay còn gọi là biện pháp canh tác ) là một trong những cách thức phòng trừ tổng hợp dịch hại có nguy cơ gây ảnh hưởng đến cây trồng. Biện pháp này là do tác động của con người từ khi gieo mầm đến khi thu hoạch cây trồng.

Biện pháp canh tác bao gồm các hoạt động của con người liên quan đến việc trồng cây nông nghiệp, bắt đầu từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch mùa màng. Tất cả các kỹ thuật canh tác không chỉ tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng mà còn ngăn ngừa sự ảnh hưởng lây lan của các sinh vật gây bệnh khác.

Các biện pháp canh tác chủ yếu nhằm bảo vệ thực vật được nhằm mục đích tạo ra điều kiện sinh thái thuận lợi giúp cây trồng phát triển tăng trưởng mạnh mẽ, ngăn ngừa sự phát sinh lây lan mầm bệnh của dịch hại.

Kỹ thuật làm đất canh tác sản sinh nhiều dinh dưỡng tốt nuôi cây trồng và tạo điều kiện môi trường sinh sống thuận lợi cho nhiều loại sinh vật, nâng cao tính đa dạng sinh học.

Tuỳ vào từng loại đất và đặc điểm của thực vật khác nhau mà kỹ thuật, cách thức và chế độ dinh dưỡng đất cũng sẽ khác nhau. Việc làm đất sẽ bao gồm một số kỹ thuật thường thấy như: cày, bừa, san phẳng, đập nhỏ và lên luống.

Hình thức cày phơi ải, cày lật gốc rạ, tiêu diệt tàn dư cây trồng và diệt cỏ dại trên đồng ruộng mang lại ý nghĩa rất lớn đối với việc diệt trừ các sinh vật gây hại còn sống sọt và tồn tại ngầm trong đất. Cày lật đất lên làm cho ánh sáng mặt trời trực tiếp tiêu diệt các sinh vật phá hoại mùa màng được đưa từ các lớp đất sâu lên trên mặt đất.

2. Luân canh cây trồng

Luân canh là hệ thống canh tác trồng luân phiên thay đổi các loại cây trồng khác nhau trên cùng một khu đất nhằm sử dụng nguồn nước, các chất dinh dưỡng có trong đất và nguồn phân bón đưa vào đất một cách hợp lý nhằm mục đích nâng cao năng suất cây trồng đồng thời có thể tạo ra một môi trường bất lợi cho sự tích luỹ sâu bệnh ở các vụ mùa hoặc năm tiếp theo trong chu kỳ luân canh. Đối với những loài sinh vật chỉ chuyên gây hại trên một loại cây (hoặc một số giống cây), khi gặp các loài cây trồng khác nhau liên tiếp xen kẽ, chúng không thể sinh sôi được nên bị chết nhiều.

Hệ thống luân canh cây trồng đòi hỏi người làm nông phải sắp xếp, bố trí, chọn cây trồng thích hợp để luân, xen canh trên một vụ đầu và không gian trong một thời điểm để loại trừ, ngăn chặn các loài sinh vật gây hại hoặc chí ít hạn chế tác hại của chúng đến mức thấp nhất. Một số loại cây có khả năng tiết ra chất kháng sinh vào đất có thể tiêu diệt một số loài sinh vật và tuyến trùng trong đất.

3. Xen canh, Đa canh

Xen canh là hệ thống canh tác phải trồng đồng thời nhiều loại giống cây khác nhau trên cùng một khu đất. Xen canh không những là biện pháp hiệu quả giúp làm giảm tối đa thiệt hại từ sâu bệnh gây ra mà còn tối ưu hoá các điều kiện ánh sáng, đất, nước và chất dinh dưỡng, giúp nhà nông có thể tăng năng suất cây trồng

Phải chọn những loại cây xen canh thích hợp với nhau sao cho chúng đều đem lại lợi ích cho cả hai hoặc ít nhất không gây ảnh hưởng xấu, phá hoại nhau.

Đa canh là hình thức trồng đồng thời nhiều loài cây trên cùng một khu đồng ruộng, vườn. Xét về bản chất cơ bản nó cũng khá tương tự như xen canh ( trồng nhiều loài cây ).

Điểm khác nhau giữa hai cách làm này là về quy mô thực hiện. xen canh là đồng thời xen kẽ nhiều loại cây trên cùng một khu đất còn đa canh là trồng nhiều loại cây trên một khu đồn. Chọn và bố trí cây trồng hợp lý không chỉ mang lại hiệu quả năng suất thu hoạch mà còn tạo điều kiện giúp ngăn chặn sự phát sinh và lây lan của nhiều loại sâu bệnh chuyên tính. Đa canh phải được thực hiện do nhiều hộ nông dân trên một một khu có quy mô diện tích đủ lớn mới mang lại hiệu quả thiết thực.

4. Thời vụ gieo trồng hợp lý

Thời vụ gieo trồng hợp lý ở mỗi địa phương dựa vào những yếu tố thời tiết, khí hậu, đặc điểm phát sinh của các mầm sâu bệnh, tập quán, kinh nghiệm trồng trọt của nông dân tại chính địa phương đó.

Đây cũng là cách thức tạo nên sự lệch pha và tình trạng mất cân bằng đối với sự phát triển của sâu bệnh, làm giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm cho môi trường. Nếu biết cách bố trí hợp lý thời vụ thì sẽ tạo thêm điều kiện để sử dụng tốt tài nguyên khí tượng thuỷ văn, phân bố lao động đều phù hợp theo thời gian, và khai thác tận dụng tốt tiềm năng đất đai.

5. Mật độ gieo trồng thích hợp

Mật độ gieo trồng thích hợp được xác định căn cứ vào các yếu tố chính như: loại đất, loại giống cây trồng, mùa vụ và đặc biệt là tình hình sâu bệnh, cỏ dại phụ thuộc vào từng địa phương.

Cơ cấu và phân bố cây trồng trên đồng ruộng: Khi gặp điều kiện “thiên thời địa lợi” các loại sinh vật gây hại tiềm ẩn sẽ phát triển mạnh hơn, chúng sinh sản hàng loạt và thậm chí tạo thành một trận dịch bệnh có mang nhiều rủi ro, nguy hiểm đến mùa vụ thu hoạch. Đối với từng loại sâu bệnh, không phải loại cây nào chúng cũng có thể ăn được mà chúng chỉ có thể ăn một số loại cây nhất định. Vì vậy, khi trên đồng có nhiều loài cây khác nhau sẽ gây trở ngại trong việc sinh trưởng của chúng

Không nên trồng những loại cây có họ hàng gần có cùng đặc tính giống nhau ở sát cạnh nhau. Vì như vậy, những loài sinh vật sẽ có cơ hội lây lan từ cây này sang cây khác.

6. Sử dụng phân bón hợp lý

Đảm bảo tỷ lệ phân bón cân đối. Bón đúng liều lượng theo tiêu chuẩn phù hợp với tuỳ trạng thái sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Để hướng đến mục đích nông nghiệp sạch, cần tăng cường phân bón hữu cơ, kết hợp sử dụng các loại phân vô cơ từ các doanh nghiệp phân bón uy tín để chúng bổ trợ cho nhau nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản cho ra đời tốt hơn. Tuy nhiên, không nên bón quá nhiều đạm cho cây trồng vì khi đạm thừa cũng sẽ làm chậm quá trình “đơm hoa kết trái” của cây, quả chậm chín, tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật dễ tấn công, xâm nhập.

7. Trồng cây bẫy

Cây bẫy như đúng với tên là những loại cây được trồng như giăng một “cái bẫy” để “tung hoả mù” thu hút các loại côn trùng gây hại hoặc tuyến trùng thực vật nhằm mục đích tập trung chúng vào một nơi để “diệt cỏ tận gốc ”, ngăn chặn sự xâm nhập lây lan của chúng sang các cây trồng thu hoạch chính.

Cây bẫy có thể được trồng xem vào cây trồng chính hoặc có thể cùng loại cây trồn, nhưng dùng giống chín sớm hoặc được trồng ở thời vụ sớm. Chúng được trồng trên một diện tích đất nhỏ, khoảng 1-2% so vớ tổng diện tích cây trồng thu mùa chính.

8. Các biện pháp khác

Những thao tác riêng lẻ nhỏ chăm sóc như vun xới, tỉa cành, bấm ngọn nhằm mục đích chính là thúc đẩy và điều hoà quá trình sinh trưởng và phát triển của cây để đạt năng suất kinh tế cao.

5 tháng 3 2022

A

5 tháng 3 2022

a

10 tháng 3 2022

một lần đăng 1, 2 câu thôi bạn

10 tháng 3 2022

1 Luân canhlà gieo trồng luân phiên các lạo cây trồng khác nhau trên cùng 1 diện tích

Tác dụng: - Điều hòa chất dinh dưỡng

- Làm cho đất tăng độ phì nhiêu

- Chống sâu bệnh

2 Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: Cung cấp củi, nguồn gỗ, điều hòa nước và không khí, tạo oxy. Là nơi cư trú của các loại động thực vật, tàng trữ nguồn gen quý.

* Quy trình trồng cây con có bầu

+ Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất

+ Rạch bỏ vỏ bầu: Để rễ phát triển thuận lợi hơn

+ Đặt bầu vào lỗ trong hố

+ Lấp và nén đất lần 1

+ Lấp và nén đất lần 2: Để đảm bảo gốc cây được chặt, không bị đổ

+ Vun gốc: Để khi tưới nước hay mưa đất lún xuống bằng miệng hố cây không bị ngập úng

* Quy trình trồng cây con rễ trần

+ Tạo lỗ trong hố đất

+ Đặt cây vào lỗ trong hố

+ Lấp đất kín gốc cây

+ Nén đất

+ Vun gốc

a. Sức nảy mầm của hạt đỗ xanh là 87,5%, tỉ lệ nảy mầm là 97,9%

b. Hạt giống đỗ xanh không phải là hạt giống tốt, vì sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm ko xấp xỉ bằng nhau

4 tháng 12 2019

- Đất trồng là lớp bề mặt tươi xốp của vỏ Trái Đất, ở đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất sản phẩm

-Vai trò : Đất là môi trường cung cấp đủ nước , chất dinh dưỡng, oxi và giúp cho cây đứng vững

#Châu's ngốc

4 tháng 12 2019

Châu Ngốc bạn bì nhầm à mình làm gì hỏi về câu đấy đâu

21 tháng 4 2022

B

21 tháng 4 2022

Cảm ơn

2 tháng 3 2022

Tham khảo:

Câu 1:

I. Luân canh, xen canh, tăng vụ

- Là những phương thức canh tác phổ biến trong trồng trọt.

1. Luân canh

Là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích.

Năm thứ 1: Trồng ngô hoặc đỗ (tháng 1 đến tháng 5).

Trồng lúa mùa chính vụ (từ tháng 7 đến tháng 12).

Năm thứ 2: Trồng khoai lang (từ tháng 12 đến tháng 5).

Trồng lúa hè thu (từ tháng 5 đến tháng 8).

Trồng lúa mùa muộn (từ tháng 8 đến tháng 12).

Có các loại hình luân canh như sau:

- Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau.

- Luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước.

Công thức luân canh hợp lí cần chú ý đến các yếu tố: mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng là nhiều hay ít và khả năng chống sâu, bệnh của mỗi loại cây trồng.

2. Xen canh:

Em hãy nêu một vài ví dụ về xen canh các loại cây trồng mà em biết.

3. Tăng vụ: là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một thửa ruộng.

Có 2 hình thức luân canh: Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau và luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước

2 tháng 3 2022

Tham khảo :

- Luân canh là trồng nhiều loại cây trên một diện tích. VD: Ngô đông xuân ( tháng 1-5), đậu tương hè dài ngày ( tháng 6-11)
- Xen canh là trên một diện tích trồng 2 lại hoa màu 1 lúc hoặc thời điểm cách xa nhau không xa,là để tận dụng ánh sáng, chất dinh dưỡng, diện tích,.... VD: Khoai lang và đậu tương
- Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên 1 diện tích đất. VD: Ngày trước chỉ trồng được một vụ lúa, mà bây giờ do có điều kiện và có giống ngắn ngàynên ta có thể tăng thêm thành 1
vụ lúa, một vụ màu. Hay 2 vụ lúa, một vụ màu
=> Tăng thêm được số vụ gieo trồng là 1 hoặc 2 hoặc 3 vụ trong năm.

Có 2 hình thức luân canh: Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau và luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước

10 tháng 12 2016

*- Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lý, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của vi sinh vật hay điều kiện sống không thuận lợi gây ra.

- Một số dấu hiệu:

+ Cành bị gãy.

+ Lá bị thủng.

+ Lá, quả (trái) bị biến dạng.

+ Lá, quả bị đốm đen, nâu.

+ Cây, củ bị thối.

+ Thân, cành bị sần sùi.

+ Quả đậu bị chảy nhựa.

* Vai trò của rừng và trồng rừng:

- Bảo vệ môi trường: Điều hòa tỉ lệ khí oxi và khí cacbonic, làm sạch không khí. Giảm tốc độ của gió, chống cát bay. Điều tiết dòng nước chảy trên bề mặt của đất. Chống rửa trôi, xói mòn....

-phát triển kinh tế: cung cấp nguyên liệu lâm sản phục vụ đời sống, sản xuất và xuất khẩu.

- Phục vụ nhu cầu văn hóa xã hội: nghiên cứu, du lịch, giải trí,.....

* Nhiệm vụ trồng rừng:

- Trồng rừng phòng hộ. VD: rừng phi lao, rừng tràm ven biển,....

- Trồng rừng sản xuất. VD:rừng tre, rừng cao su,....

- Trồng rừng sản xuất. VD: vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Tiên, Côn Đảo,.....

*- Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng 1 diện tích.

- Xen canh là trên cùng 1 diện tích trồng 2 loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu để tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng, ánh sáng.

- Tăng vụ là tăng số vụ trong năm trên 1 đơn vị diện tích đất.

*- Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ:

+ Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng, giảm sâu bệnh.

+ Xen canh sử dụng hợp lí đất đai, ánh sáng, giảm sâu bệnh.

+ Tăng vụ góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch.